Hoa luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những con người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và thích sự sặc sỡ của màu sắc, điển hình là những chị em phụ nữ.
Không những mang hình dáng và sắc đẹp tượng trưng, cây hoa còn là điểm nhấn tạo nên sự nổi bật và đặc sắc cho toàn bộ không gian, làm sáng bừng lên khu vườn của bạn.
Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn loại hoa nào vừa dễ trồng, vừa đẹp mắt cho khu vườn của mình, đừng lo lắng, bài viết về tổng hợp 20 loại hoa đẹp nhất | Hình ảnh hoa đẹp chọn lọc sau đây của Phương Trung Green sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề.
> Tham khảo: Các sản phẩm hoa chậu
1. Hoa Dạ yên thảo
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: dạ yên thảo, dã yến thảo
- Tên khoa học: Petunia hybrida
- Tên tiếng Anh: Petunia
- Họ thực vật: Solanaceae (họ Cà chua)
- Chiều cao cây: 30 - 40cm
Dạ yên thảo là loài hoa thân rũ, cánh đơn, chúng có rất nhiều màu sắc và đặc biệt là rất sai hoa, thích hợp để trồng cảnh sân vườn, trồng trang trí ban công, hàng rào hoặc treo giỏ tùy thích.
Dạ yên thảo có nhiều loại khác nhau như:
- Dạ yên thảo cánh đơn:
Cây có hoa đơn sắc, hình dáng của hoa giống như chiếc loa nhỏ, hoa nở dày và liên tục.
Kích thước tối đa của cây là 80 - 100cm, thân cây bò ngang, thích hợp trồng chậu treo rủ.
- Dạ yên thảo kép:
Loại này được du nhập về Việt Nam, cây có màu sắc sặc sỡ, bông to, gồm nhiều lớp cánh xếp chồng lên nhau, ở mỗi bông có thể bao gồm 2 - 3 màu hòa trộn với nhau.
Cây cứng cáp hơn dạ yên thảo đơn, thường pháp triển thẳng đứng với chiều cao cây từ 30 - 50cm.
- Dạ yên thảo biển sóng:
Loại này được tạo ra từ công nghệ sinh học, hoa có hình dạng như dạ yên thảo đơn, thân phát triển bò ngang nhưng có thể dài tới 5m, cây khỏe, phát triển nhanh, cho nhiều hoa và có mùi thơm nhất.
Cây có cánh dạng biển sóng, cho rất nhiều hoa, hoa tầng tầng lớp lớp giống những cơn sóng biển.
Về màu sắc, dạ yên thảo rất đa dạng về màu sắc như: đỏ, trắng, tím, hồng, vàng, đen, đặc biệt còn có dạ yên thảo sọc, viền, mix nhiều màu với nhau… rất lạ mắt.
Dạ yên thảo luôn đi kèm với những câu nói ý nghĩa như: bạn luôn ở trong trái tim tôi, tôi luôn đồng lòng với bạn, tôi cảm thấy ấm áp khi ở bên bạn, hãy bình tĩnh nhé… Rất xứng đáng để đem tặng cho những người mình yêu quý phải không nè.
2. Hoa Hồng môn
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: hoa hồng môn
- Tên khoa học: Anthurium andraeanum
- Tên tiếng Anh: Anthurium, Flamingo flower, Heart of Hawaii, Tailflower, Laceleaf
- Chiều cao cây: 30 - 45cm.
Hoa hồng môn được trồng phổ biến kể cả trong sân vườn, trong nhà, văn phòng hoặc trồng thủy sinh đều được.
Trên thế giới có đến 600 loại hoa Hồng Môn, ở Việt Nam, chúng ta thường thấy hoa hồng môn có màu hồng, đỏ tươi, màu xanh, màu bấm hoặc màu trắng. Hoa thường có hình trái tim, tượng trưng cho những đôi lứa đang yêu.
Xét về màu sắc, người ta thường nói nếu có sự chuyển biến màu sắc từ đỏ, cam đến cam nhạt, đó là đại diện của vòng đời con người từ sinh ra, trưởng thành rồi già cỗi và mất đi.
- Hồng môn đỏ: đỏ thắm, sự nhiệt tình và nồng ấm.
- Hồng môn cam: thể hiện sự đam mê, hạnh phúc, sự sáng tạo và quyết đoán, là biểu tượng của sự bền bỉ và sức mạnh.
- Hồng môn trắng (bạch môn): gắn liền với sự thánh thiện, ánh sáng, trong sạch, trinh tiết, và được xem là màu của sự hoàn hảo. Màu trắng là đại diện cho sự khởi đầu thành công và niềm hi vọng.
- Hồng môn xanh lá: đây là màu của sự kiên trì, có chí hướng, khao khát hướng tới tương lai và tràn đầy hi vọng.
- Hồng môn hồng: hồng chính là màu của sự lãng mạn, tình yêu và tình bạn.
3. Hoa Mai địa thảo
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: Mai địa thảo
- Tên khoa học: Impatiens walleriana
- Họ thực vật: họ Bóng nước, móng tay
- Nguồn gốc xuất xứ: Đông Phi
Mai địa thảo là loại cây này có thể sống lâu năm, cao từ 20 - 70cm, thuộc dạng thân thảo bụi nhỏ nếu nhiều màu sắc hoa khác nhau.
Mai địa thảo được chia thành 2 loại với nhiều sắc độ màu khác nhau như: trắng, tím, hồng, cam, đỏ, tía hoặc phối trộn nhiều màu.
- Mai địa thảo đơn: hoa có 5 cánh phẳng hình giống trái tim.
- Mai địa thảo kép: hoa có nhiều lớp cánh xoáy vào nhau như hoa hồng.
Cây Mai địa thảo có hình dáng nhỏ xinh nên rất được yêu thích, trồng phổ biến ở ban công sân thượng, trong sân vườn hoặc dọc lối đi, công viên, vỉa hè, dưới bóng cây… tạo nên không gian cực kỳ lãng mạn.
4. Hoa Trâm ổi
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: trâm ổi, ngũ sắc, thơm ổi
- Tên khoa học: Lantana camara
- Họ thực vật: Verbenaceae (họ Cỏ roi ngựa)
- Chiều cao cây: 20cm (cây công trình)
- Nguồn gốc xuất xứ: Brazil, Jamaica, các nước châu Mỹ nhiệt đới.
Hoa Trâm ổi được sử dụng khá nhiều trong ngoại thất sân vườn vì cây dễ trồng, cho hoa nhiều và đẹp. Hoa trâm ổi thường kết thành chùm, mỗi bông đơn có 4 cánh hình tròn lõm ở giữa, sau khi hoa tàn sẽ tạo thành quả hình cầu có vị thơm như ổi.
Loại hoa này có rất nhiều màu sắc khác nhau, mà người ta đã sưu tầm được 7 màu hoa khác nhau như: hồng, tím, trắng, đỏ, vàng nghệ, vàng chanh, vàng cam…
Cách ghép một cây Trâm ổi nhiều màu:
- Trước tiên, ta phải kiếm một gốc cây ghép tương đối lớn, có hình dạng cổ thụ một chút, sau đó dùng cưa cắt tỉa để tạo thế cho cây theo ý muốn của mình.
- Bước 2: Trên gốc ghép, cắt một đoạn ngọn dài 5 - 6cm, cắt bỏ lá ở dưới chỗ vừa cắt, dùng lưỡi lam chẻ đôi gốc ghép để tạo miệng ghép.
- Bước 3: Trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với gốc ghép, cắt một đoạn 5 - 7cm, mỗi lá cắt bỏ ⅔ lá để cành bớt mất nước sau khi ghép.
- Bước 4: Tại phần gốc của cành ghép, ta dùng lưỡi lam cắt vát 2 bên tạo thành hình nêm, nhanh chóng đưa phần vạt nêm vào miệng ghép rồi dùng dây quấn vừa đủ chặt.
- Bước 5: ta dùng 1 bao nilon loại trong trùm kín lên cành ghép và chỗ ghép để cành ghép không bị khô, che nắng cho chỗ ghép.
- Bước 6: cuối cùng là trộn sẵn phân mục và cắt vào chậu trồng cây, chăm sóc gốc cây chu đáo đến khoảng 1 tháng để cây khỏe mạnh.
5. Hoa Ngọc hân
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: Ngọc Hân hay còn được gọi là hoa Bâng khuâng, Violet Nhật, Singum
- Tên khoa học: Angelonia goyazensis Benth
- Họ thực vật: Scrophulariaceae (họ Mõm Sói)
- Chiều cao cây: 30 - 35cm
- Màu sắc hoa: hồng đậm, hồng phấn, trắng...
Hoa Ngọc hân là dòng cây thân thảo sống quanh năm, được trồng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam.
Cây có hoa màu nhiều ở phía trên đỉnh của cây với nhiều màu sắc hoa khác nhau như tím, hồng, trắng, xanh..., mang đến hương thơm nhẹ nhàng và quyến rũ.
Hoa Ngọc hân không những là cây cảnh trang trí trong nhà, vườn nhà, mà chúng còn được ứng dụng để trồng công viên, cảnh quan đường phố, giúp cho không gian thêm tươi mới,
6. Hoa Mắt huyền
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: mắt huyền, cúc leo mắt đen
- Tên khoa học: Thunbergia alata
- Tên tiếng Anh: Black Eye Susan Vine
- Họ thực vật: Acanthaceae (họ Ô rô)
- Chiều cao cây: 20 - 30cm
Hoa Mắt huyền có nguồn gốc từ Đông Phi, cây được du nhập đi khắp nơi trên thế giới.
Hoa của cây có hình dáng trông giống hoa cúc, có 5 cánh vòng quanh 1 ống hình trụ, đa dạng về màu sắc như: vàng, trắng, cam, hồng phớt, đỏ cam, đỏ, vàng tươi…, bên trong là nhụy hoa màu đen rất ấn tượng.
Cây Mắt huyền có thể trồng leo hàng rào cổng nhà hoặc trồng chậu treo trang trí đều được, chỉ cần bỏ ra một chút công sức, bạn sẽ có một chậu hoa mắt huyền thật đẹp.
7. Hoa Hồng
Hoa hồng có rất nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu sẽ có những ý nghĩa khác nhau để bạn tặng cho những người mình yêu thương đấy.
- Hoa hồng đỏ: tượng trưng cho một tình yêu nồng cháy và lãng mạn, đây là biểu tượng cho một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, đó là tình yêu.
- Hoa hồng trắng: tượng trưng cho sự ngây thơ, duyên dáng và sự cảm thông. Đó là một tình yêu thuần khiết, cao thượng, mặt khác còn là loài hoa dành để bày tỏ lời xin lỗi
- Hoa hồng vàng: tượng trưng cho một tình yêu kiêu sa đầy rực rỡ. Đôi khi, hồng vàng lại là lời bày tỏ sự ghen tuông, tình yêu giảm sút, và sự phản bội.
- Hoa hồng phớt: Màu hồng phớt nhẹ nhàng ngụ ý về sự bắt đầu của một tình yêu đầy mơ mộng, lãng mạn và dịu dàng.
- Hoa hồng cam: Màu cam đầy rực rỡ thể hiện một tình yêu nồng nhiệt nhưng cũng hòa lẫn với sự ghen tuông.
- Hoa hồng tím: Bên cạnh sự sang trọng vốn có, hoa hồng tím còn thể hiện lòng say mê, chung thủy, và là tình yêu mãnh liệt ngay từ cái nhìn đầu tiên.
- Hoa hồng xanh: tượng trưng cho một tình yêu bất diệt.
- Hoa hồng tỉ muội: tượng trưng cho tình chị em thắm thiết. Cho tình cảm gia đình. Bày tỏ sự biết ơn, yêu thương trìu mến.
8. Hoa Oải hương
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: oải hương, Lavender
- Tên khoa học: Lavandula angustifolia
- Tên tiếng Anh: Lavender, common lavender, true lavender, narrow leave lavende
- Nguồn gốc xuất xứ: vùng Địa Trung Hải
Lavender là loại cây bụi có mùi thơm nồng, lá mọc đối nhau, không có cuống và được phủ một lớp lông tơ mịn.
Hoa oải hương thường có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa.
Hoa oải hương tượng trưng cho một tình yêu chung thủy sắc son, dù trải qua bao khó khăn, gian khổ vẫn ở bên nhau.
Người ta thường treo những bó hoa lavender khô trong phòng ngủ, vừa có tác dụng thư giãn tinh thần, vừa nhắc nhở cho những cặp vợ chồng về sự chung thủy, sắc son.
Ngoài ra, hoa oải hương còn được sử dụng để chiết xuất tinh dầu lavender nguyên chất, sử dụng để: Làm đẹp, trị mụn, hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, đau đầu kinh niêm, giảm huyết áp, thấp khớp, chuột rút, ho và hội chứng bồn chồn, mất bình tĩnh, chống viêm, giúp thư giãn cơ thể…
9. Hoa Mai tiểu thư
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: mai tiểu thư, mai vạn phúc
- Tên khoa học: Wrightia antidysenterica
- Họ thực vật: Apocynaceae (họ Trúc Đào)
- Nguồn gốc xuất xứ: châu Á
Hoa Mai tiểu thư có màu trắng tinh khôi rất đẹp, hoa nở quanh năm và có mùi thơm nên được mọi người ưa chuộng nhiều hơn cả. Vẻ đẹp của Hoa Mai Vạn Phúc luôn dụ được ong bướm về làm đẹp, tạo không khí trong lành, thoáng đãng cho không gian ngôi nhà bạn.
Cây mai tiểu thư ưa sáng cũng có thể chịu mát một phần nhưng cây sẽ ra hoa ít hơn, cây mọc khỏe, phát triển tốt ở nơi có đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và dễ thoát nước.
Cây Mai tiểu thư có thể trồng được cả trong chậu, trong bồn hoặc trồng thành từng bụi, từng hàng, dùng để trang trí khuôn viên sân vườn, quán cà phê, công viên, xí nghiệp…, tạo cảnh quan xanh.
10. Hoa Dừa cạn
Thông tin về cây:
- Tên thông thường: dừa cạn, hải đằng
- Tên khoa học: Catharanthus roseus
- Tên tiếng Anh: Periwinkle
- Họ thực vật: Apocynaceae (họ Trúc Đào)
- Chiều cao cây: 40 - 80cm
Hoa dừa cạn từ lâu đã là một biểu tượng tôn giáo gắn liền với Đức Trinh Nữ Maria trong thời Trung cổ.
Tại Ukraine, nó gắn liền với văn hóa dân gian về tình yêu, là món quà ý nghĩa dành tặng cho các cặp đôi mới cưới với ý nghĩa cầu chúc cho họ có một cuộc hôn nhân bền lâu.
Trong cuộc sống hàng ngày, những chậu hoa dừa cạn thích hợp để trang trí bên cửa sổ, ban công, giúp đem lại không gian thiên nhiên tươi mát và tràn đầy sức sống.
Hoa dừa cạn mang nhiều màu sắc khác nhau như: trắng, xanh, hồng…, mỗi loại đều mang một ý nghĩa riêng.
- Hoa màu trắng: tượng trưng cho những kỷ niệm và tình yêu lâu dài
- Hoa màu xanh nhạt: tượng trưng sự tinh khiết và sự khởi đầu của một tình bạn dài lâu.
- Hoa màu sắc khác để an ủi những người thân yêu đang cảm thấy tuyệt vọng.
11. Hoa Thạch thảo
Thông tin về cây:
- Tên thông thường: hoa thạch thảo, cúc cánh mối, hoa lưu ly
- Tên khoa học: Aster amellus
- Họ thực vật: Asteraceae (họ Cúc)
- Nguồn gốc xuất xứ: nước Ý
- Chiều cao cây: 30 - 60cm
Hoa thạch thảo là loài hoa thường mọc thành bụi, những đóa hoa hình tròn với cánh mỏng, dài, xòe rộng tạo nên một vẻ dịu dàng, mộc mạc thường mọc dại ven đường.
Hoa thạch thảo có nhiều màu sắc khác như như tím, hồng, lam tím, trắng, vàng…, bao quanh một nhị màu vàng nổi bật.
Ý nghĩa của hoa thạch thảo qua màu sắc:
- Hoa thạch thảo trắng: mang ý nghĩa về sự che chở, bảo bọc cho người mình yêu thương và đôi khi nó còn thể hiện sự mong mỏi, nhớ nhung.
- Hoa thạch thảo hồng: là hiện thân của sự may mắn, thường được trưng vào đầu năm mới.
- Hoa thạch thảo tím: có ý nghĩa sâu sắc về tình yêu đôi lứa, thể hiện một tình yêu bình dị và nhẹ nhàng, luôn đong đầy tình cảm.
- Hoa thạch thảo xanh: tượng trưng cho sự cô đơn, sự hâm mộ và thán phục.
Trong tự nhiên, thạch thảo thường nở vào cuối thu, khi mà những bông hoa khác đang dần úa tàn bởi những cơn gió lạnh, thể hiện sự chín chắn và trưởng thành, nhưng cũng không kém phần thanh tú và đầy nữ tính.
12. Hoa Lily
Hiện nay trên thế giời có đến hơn 1000 giống hoa Ly khác nhau, hàng năm, người ta vẫn thường sử dụng hoa Ly để trang trí cho nhà cửa, văn phòng, tạo nên không khí ấm cúng, vui vẻ cho bạn và gia đình.
Bởi có nhiều loại, mà hoa Ly cũng có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, điển hình như:
- Lily cam: là biểu trưng của sự giàu sang và lòng kiêu hãnh.
- Lily vàng: đây là dấu hiệu báo hiệu mùa xuân sắp qua đi và mùa hè đang đến. Hoa Ly vàng đại diện cho những người đàn ông hào hoa phong nhã, hay giúp đỡ bạn trong công việc.
- Lily trắng: tráng lệ, sang trọng, tượng trưng cho sự trong trắng, đức hạnh.
- Ly thơm - Lily oriental: Có nguồn gốc từ Đông-Nam Âu, tượng trưng cho sự ngây thơ, trẻ trung.
- Ly Peru - Alstroemeria: Loại hoa này là biểu trưng cho tình bạn. Gửi những bó hoa Ly Peru để tỏ bày sức mạnh tình bạn của bạn đối với người bạn của mình nhé.
13. Hoa Dạ lan
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: Dạ lan hương, thủy tiên biển
- Tên khoa học: Hyacinthaceae
- Họ thực vật: Lan dạ hương
- Nguồn gốc xuất xứ: vùng Địa Trung Hải.
Hoa dạ lan hương thuộc loại cây thân thảo, có lá mềm rất mọng nước, những lá dạ lan mọc ra từ củ, có màu xanh mát mắt, hơi nhỏ và cong mo 2 bên.
Hoa dạ lan hương có nhiều màu sắc nổi bật như màu tím, trắng, đỏ, xanh… , hoa dạ lan hương nở rất lâu tàn, có mùi rất thơm, và đặc biệt là chỉ nở về đêm.
Cây hoa dạ lan hương có sức sống mạnh mẽ, được sử dụng nhiều làm cây trồng trang trí, đặt trên bàn làm việc, bàn họp, phòng khách, bàn ăn hay đặt trên những đồ nội thất trong nhà.
14. Hoa Đồng tiền
Hoa Đồng tiền thuộc họ Asteraceae, họ này chỉ bao gồm 2 giống là Lunaria Annua và Lunaria Rediviva mà thôi.
Đây là một loài hoa ngắn ngày, chỉ sống 1 - 2 năm, được trồng phổ biến để trang trí cho những khu vườn với nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau như đỏ, hồng, trắng, cam, vàng…
Dù là màu gì đi nữa thì hoa đều có ý nghĩa tượng trưng cho sự hạnh phúc, sự ngây thơ và tình yêu trong sáng, lòng ca ngợi, niềm hạnh phúc vô bờ.
Về mặt phong thủy, cây hoa Đồng tiền có ý nghĩa mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ, đặc biệt cây được trưng phổ biến hơn vào những dịp Tết đến Xuân về.
15. Hoa Tulip
Hiện nay, trên thị trường có 80%sản lượng hoa Tulip đến từ Hà Lan, tại vùng này trồng khoảng 1200 loại Tulip, ước tính có hơn 2 tỷ bông tulip từ khoảng 500 công ty hoa, chiếm 17% số hoa được bán qua hệ thống đấu giá hoa Hà Lan.
Hoa Tulip mang nhiều màu sắc khác nhau, và ở mỗi màu lại mang đến một ý nghĩa riêng.
- Hoa Tulip đỏ tượng trưng cho tình yêu và sự lãng mạn, những bông hoa màu đỏ mang vẻ đẹp kiêu sa, sự mạnh mẽ bên trong và dịu dàng ở bên ngoài, tượng trưng cho sự thắng lợi, lôi cuốn và một người yêu hoàn hảo.
- Hoa Tulip vàng đại diện cho những tia nắng vàng óng, tượng trưng cho nụ cười của người con gái. Trong phong thủy Á Đông, màu vàng còn mang ý nghĩa về sự tài lộc và thịnh vượng khi trang trí cho ngôi nhà của mình.
- Hoa Tulip trắng: là biểu tượng của sự thuần khiết, mang đến cảm giác êm dịu, trong lành và tươi mát. Nhiều người còn ví những bông hoa tulip trắng là những chiếc chuông từ thiên đường xuống, làm sáng bừng không gian xung quanh.
- Hoa Tulip đen: trái ngược với màu trắng, cây tượng trưng cho một tình yêu điên cuồng và say đắm, thể hiện tình yêu bất diệt khi bạn tặng nó cho đối phương.
- Hoa Tulip xanh: đó là sự hòa bình và yên tĩnh, là niềm tin và lòng trung thành của bạn với đối phương, hoa Tulip xanh rất thích hợp để trang trí trong đám cưới, thể hiện một tình yêu chân thật và gắn bó.
- Hoa Tulip cam: đó là màu sắc của nguồn năng lượng dồi dào, thể hiện lòng nhiệt tình, và sinh lực lớn.
- Hoa Tulip tím: theo văn hóa phương Tây thì màu tím tượng trưng cho hoàng gia, là màu của sự quý tộc, giàu có và nổi tiếng.
- Hoa Tulip hồng: mang màu sắc dịu nhẹ và đầy mộng mơ, đại diện cho sự ngọt ngào, nhẹ nhàng và đằm thắm, đầy nữ tính của người con gái.
16. Hoa Thu hải đường
Hoa Thu hải đường có xuất xứ từ châu Âu với hơn 1000 loại khác nhau bởi khả năng lai ghép đỉnh cao của con người.
Cây có thể được nhân giống bằng nhiều cách khác nhau như: nhân giống bằng củ, tách cây, chiết cành hoặc giâm cành.
Nhân giống bằng củ:
Sau khi phần thân trên của thu hải đường khô héo thì tiến hành đào củ, thời gian đào củ thu hải đường nên rơi vào khoảng tháng 8, tháng 9.
Cất giữ củ trong túi nhựa, 3 tháng sau thì đem ra trồng lại.
Tách cây:
Nên tách cây vào mùa xuân và mùa hè, đào cây mẹ lên, căn cứ vào độ dài của rễ cây để mắt mỗi thân 1 cây rồi đem trồng ở nơi râm mát và tưới nước, chăm sóc cho cây ổn định.
Chiết cành:
Nên tiến hành chiết cành và khoảng tháng 3, ta chọn cành chiết khỏe mạnh, nén đất và dùng sợi thép hình chữ U để buộc cố định, tiếp đến ta phủ đất có độ dày từ 8 – 10 cm và nén cho thật chặt.
Khoảng 45 ngày sau thì cành chiết mọc rễ là có thể cắt khỏi cây mẹ, đem ra chậu trồng.
Giâm cành:
Tiến hành 3 mùa xuân, hè và thu đều được. Cành giâm là những cành khỏe mạnh, mọc được 2 năm. Cắt một đoạn cành dài chừng 14 – 18 cm, tỉa bớt lá dưới, cắm vào luống sâu đến một nửa cành. Tưới nước và giữ ẩm, sau 1 tháng là cành mọc rễ và có thể dời vào vườn hay vào chậu để trồng.
Người ta tin rằng, những người yêu loài hoa này là những người dũng cảm, quyết đoán, luôn sống theo phong cách tươi trẻ, nhiệt huyết, đồng thời cũng có một tâm hồn tinh tế, đời sống nội tâm sâu sắc và nhạy cảm.
17. Hoa Lồng đèn
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: hoa lồng đèn, hoa vân anh, bông tai công nương, hoa đăng
- Tên khoa học: Fuchsia hybrida
- Họ thực vật: Onagraceae (họ Rau mương)
Loại hoa này trồng rất nổi bật, dáng hoa hình bông tai rủ xuống, màu sắc hoa thay đổi từ trắng, đỏ hồng, tím hoặc pha lẫn lộn giữa các màu.
Cây hoa lồng đèn không những có giá trị thẩm mỹ cao, dùng trồng trong cảnh quan sân vườn rất tốt mà còn được dùng làm một vị thuốc Đông y, có tác dụng chủ yếu làm tan máu tụ, giảm đau thấp khớp.
18. Hoa Cẩm tú cầu
Cẩm Tú Cầu là loại cây có thân mộc, hoa vô tính, những cánh hoa mỏng manh chen chúc nhau tạo thành từng chùm tròn, thể hiện sự thành tâm, lòng biết ơn và những cảm xúc chân thành.
Hoa Cẩm Tú Cầu thông thường ban đầu sẽ có màu trắng, sau dần chuyển thành màu lam hay màu hồng phụ thuộc vào độ PH của đất trông rất đẹp.
- Hoa cẩm tú cầu hồng: thể hiện những cảm xúc rộn ràng, tình cảm chân thành, hay một tình yêu lãng mạn, mong muốn cho một cái kết của tình yêu đẹp.
- Hoa cẩm tú cầu màu xanh biển: đó là niềm hy vọng và những lời chúc tốt đẹp cùng với sự may mắn.
- Hoa cẩm tú cầu trắng: trắng là màu sắc luôn tượng trưng cho sự tinh khôi, trong trắng, hoàn hảo. Bên cạnh đó, những bông hoa cẩm tú cầu màu trắng còn nói lên được sự duyên >dáng của những cô gái tuổi đôi mươi.
- Hoa cẩm tú cầu màu tím: tím tượng trưng cho tình yêu thủy chung, sâu đậm là điều mà không ai có thể phủ nhận. Nhưng bên cạnh đó thì những bông hoa cẩm tú cầu màu tím còn tượng trưng cho sự giàu có và dồi dào.
19. Hoa Hướng dương
Thông tin của cây:
- Tên thông thường: hoa hướng dương, hoa mặt trời, quỳ tử, quỳ hoa tử…
- Tên khoa học: Halianthus annuus
- Tên tiếng Anh: Sun Flower
Hoa Hướng Dương xuất hiện cách đây 5000 năm ở Bắc Mỹ, sau đó được mang về châu Âu, sau đó được đưa đến Nga, Ai Cập và Viễn Đông. Ngày nay hướng dương có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới, với tên gọi nổi tiếng là hoa mặt trời.
Ý nghĩa của loài hoa mặt trời:
Hoa hướng dương là loài hoa luôn hướng về phía mặt trời, những bông hoa hướng dương trông giống như ánh mặt trời rực rỡ, là biểu trưng cho lòng trung thành, tính kiên định, sự chung thủy, sắt son.
- Ở Trung Quốc, cây tượng trưng cho sự trường thọ.
- Ở châu Âu, cây tượng trưng cho sự kiên định, niềm tin về một tương lai tươi sáng.
- Ở vùng núi Andes Nam Mỹ, cây được tìm thấy ở các ngôi đền như một biểu tượng thờ cúng
20. Hoa Phong Lan
Phong lan là một loại hoa tương đối dễ sống và phát triển, cho hoa nở liên tục, bạn có thể chọn các giống lan như Lan vũ nữ, Lan hồ điệp, Lan Dendrobium, Lan Cattleya…, mỗi loại sẽ cho ra hình dáng hoa đặc trưng rất nổi bật.
Môi trường trồng Lan tốt nhất là ở 22 - 27 độ C, độ pH = 5 - 7, chọn giống bằng cách nuôi cấy mô hoặc tách mầm từ cây mẹ. Trước khi trồng bạn chỉ cần xử lý cây giống bằng dung dịch kháng khuẩn nấm bệnh và kích thích mọc rễ, khử trùng bằng Starner 20WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, đồng thời bổ sung thêm chất điều hòa sinh trưởng.
Cách chăm sóc cho hoa lan luôn nở đẹp:
Chiếu sáng cho cây:
Ánh sáng ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, nếu bạn trông cây nơi thiếu nắng, cây sẽ mọc vống cao nhưng ốm yếu, nhỏ, lá có màu xanh tối và dễ bị sâu bệnh hại tấn công.
Tùy theo độ tuổi của lan mà ta có chế độ chiếu sáng phù hợp, Lan Hồ Điệp chịụ nắng 30%, Lan Cattleya chịu nắng 50%, Lan Vanda lá hẹp chịu nắng 70%, loại lan con dưới 10 tháng bạn chỉ cần chiếu sáng khoảng 50%, lan từ ngoài 12 tháng đến 18 tháng chịu được ánh sáng 70%, vào thời điểm cây ra hoa thì cần chiếu sáng nhiều hơn.
Bón phân cho cây:
Một điều mà tất cả loại cây đều giống nhau chính là khi đủ dinh dưỡng, lan sẽ phát triển xanh tươi, lá và giả hành sẽ to và mập, đồng thời hoa nở nhiều, đều và đẹp.
Phong lan cần được cung cấp khoảng 13 loại dưỡng chất khoáng và thuộc nhóm đa, trung và vi lượng.
- Dinh dưỡng đa lượng bao gồm: đạm (N), Lân (P) và Kali (K)
- Dinh dưỡng trung lượng: Lưu huỳnh (S), Magie (Mg) và Canxi (Ca)
- Dinh dưỡng vi lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).
Hiện nay, việc bón phân qua lá là hiệu quả và tốt nhất cho đa số các loại lan.
Tưới nước cho cây:
Nếu lan bị thiếu nước thì sẽ bị khô héo và giả hành bị teo lại, còn nếu thừa nước thì cây sẽ bị thối đọt, nhất là những loại lan mọc sít nhau thành từng bụi.
Nguồn nước tưới cho lan là nước không bị nhiễm phèn, mặn và không có tạp chất. Độ pH = 5 - 6, nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào buổi trưa khi trời đang nắng gắt. Vào mùa mưa, khi trời vừa mưa xong cần tưới lại nước ngày để rửa bớt những chất cặn còn đọng trên thân lá.
Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi:
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG
Văn phòng: 249 Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 093.630.3179-034.8738.188 - 0974.222.759 - 0901.349.249